Search by category:
Tin tức

Kỹ năng quản lý thời gian cho các bạn trẻ: Làm thế nào để sử dụng 24 tiếng hiệu quả?

Một trong những câu hỏi mà Phương luôn nhận được từ các bạn học viên là làm thế nào để có thể quản lý thời gian hiệu quả. Câu hỏi này đặc biệt quan trọng khi bạn là học sinh, sinh viên, có nhiều cơ hội để thử, và cũng có nhiều thời gian để bỏ phí. Có một câu hỏi Phương muốn dành cho bạn nhân dịp đầu năm: “Bạn đã hoàn thành bản kế hoạch cho năm 2020 (2020’s Resolution) của mình rồi chứ? Liệu đó có phải là những mục tiêu bạn đã quyết tâm phải làm năm 2019, mà đáng lẽ ra phải được thực hiện từ năm 2018?”

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm quản lý thời gian của Tuyết Lan – học viên đỗ UGRAD

 

Bạn sẽ học được gì?

    • 0.1 Đâu là những dấu hiệu của việc quản lý thời gian chưa hiệu quả?
  • 1 Kinh nghiệm để quản lý thời gian hiệu quả
    • 1.1 Tìm ra lí do và quy luật
    • 1.2 Một số lí do dành cho bạn
    • 1.3 Vậy, đâu là kinh nghiệm quản lý thời gian dành cho các bạn trẻ bận rộn?

Đâu là những dấu hiệu của việc quản lý thời gian chưa hiệu quả?

Vì mỗi ngày ai cũng chỉ có 24 tiếng để làm tất cả mọi việc, việc quản lý thời gian chưa hiệu quả sẽ dẫn đến một số tình huống bạn sẽ gặp như:

  1. Không thể suy nghĩ hoặc rất chần chừ, do dự để ra được quyết định
  2. Dễ bị phân tâm, xao nhãng khi làm việc
  3. Sử dụng MXH quá nhiều trong ngày
  4. Thiếu ngủ
  5. Sáng ngủ dậy mà không lập tức ra khỏi giường, uể oải check facebook
  6. “Không có thời gian cho bản thân”
  7. “Mình luôn thấy bận rộn”

 

Kinh nghiệm để quản lý thời gian hiệu quả

Tìm ra lí do và quy luật

Đầu tiên, Phương nghĩ rằng bạn có thể sắp xếp thời gian để ngồi lại với chính mình và nhìn những việc đã xảy ra. Điểm chung của nhiều bạn trẻ gặp vấn đề với việc quản lý thời gian mà Phương từng trao đổi với là các bạn cảm thấy một ngày có 24 tiếng là không đủ để thực hiện các công việc bạn đang có, và vì vậy, việc ngồi lại với chính mình trở thành một lựa chọn “xa xỉ”. ‘Nhà bao việc’, làm sao có thể dành một khoảng thời gian để ngồi một chỗ trong khi có hàng đống deadlines đang đè đầu được?

Tuy nhiên, mình nghĩ rằng dù bạn có là ai, một ngày sẽ luôn dài 24 tiếng, không ít hơn, không nhiều hơn, và chỉ có chính bạn mới có thể trả lời được cho vấn đề của mình. Việc dành thời gian nhìn lại và tìm lí do khiến bạn thấy mình luôn luôn thiếu thời gian hoặc không đạt được kì vọng bạn mong muốn là bước đầu tiên. Phương sẽ liệt kê một số lí do thông thường dưới đây, nhưng bạn hãy thử xem lí do nào sẽ phù hợp với trường hợp của mình nhé!

 

Một số lí do dành cho bạn

  1. Không biết nói “KHÔNG”, và điều đó khiến lượng công việc và deadlines của bạn ngày càng nhiều lên.
  2. Thích làm nhiều việc cùng một lúc, và bạn có thể sẽ không đủ tập trung để hoàn thành các công việc thật hiệu quả.
  3. Dành quá nhiều thời gian cho những mối quan hệ và thói quen not “healthy and balanced”, và tất nhiên, thời gian của bạn dành cho những công việc khác sẽ bị rút ngắn lại
  4. “Nghiện” điện thoại, sử dụng MXH quá nhiều – Mạng xã hội có tính “gây nghiện” và sẽ ngốn kha khá thời gian của bạn.
  5. Đặt kỳ vọng vào những mục tiêu lớn, xa vời, và có thể thỉnh thoảng bạn sẽ thấy rằng những khoảng thời gian trên lịch đầy dần mà hiệu quả lại không cao
  6. Không dám rời khỏi vùng an toàn của bản thân

 

Vậy, đâu là kinh nghiệm quản lý thời gian dành cho các bạn trẻ bận rộn?

Phương đã từng livestream về kỹ năng quản lý thời gian, các “luật” mà mình đặt ra cho bản thân để có thể hoàn thành công việc của một nghiên cứu sinh tiến sĩ, một thành viên trong gia đình, một mentor của Scholarship EZ và một người quan tâm, trân trọng chính bản thân mình. Một số kinh nghiệm quản lý thời gian của mình sau những năm đại học và trong thời gian du học là:

  1. Luôn có những mục tiêu rõ ràng, cụ thể để bạn có thể nắm được mình đang tiến đến đâu, phân chia thời gian hợp lý ra sao
  2. Học hỏi từ những người đi trước để sử dụng thời gian mình có hiệu quả nhất – work smart, not work hard
  3. Phân chia các block thời gian và mục tiêu hợp lý, có thể thực hiện
  4. Thử những công cụ hỗ trợ quản lý thời gian phù hợp (sử dụng sổ Planner, Trello,…)

Trong video livestream dưới đây, Phương cũng chia sẻ cụ thể hơn về trải nghiệm của mình, thời gian biểu trong 4 năm đại học để có thể cân bằng giữa việc học tập, ngoại khóa và nộp hồ sơ du học cũng như trả lời câu hỏi của nhiều bạn trẻ. Hi vọng rằng những kinh nghiệm và bài học mình có, được chia sẻ trong video dưới đây có thể giúp các bạn thật nhiều.

https://www.facebook.com/ScholarshipEZ/videos/202820237567934/

 

 

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm quản lý thời gian của Tuyết Lan – học viên đỗ UGRAD

 


Thông tin lớp học săn học bổng EZ Apply và Mentor 1-1
Theo dõi chúng mình trên Facebook Scholarship EZ và đăng ký nhận mail để không bỏ lỡ những thông tin học bổng sắp tới nhé!

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn scholarshipez.edu.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 | scholarshipez.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status