Search by category:
Tin tức

Du học nước nào không cần chứng minh tài chính?

Du học không cần chứng minh tài chính. Tức là bạn sẽ không phải trình chi tiết thu nhập, thuế, tài sản mà vẫn được cấp visa du học, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bạn sẽ học được gì?

  • 1 1. Ưu điểm của Du học miễn chứng minh tài chính
  • 2 2. Nước/trường nào được miễn chứng minh tài chính?
  • 3 3. Cơ hội việc làm và định cư

1. Ưu điểm của Du học miễn chứng minh tài chính

Với các nước yêu cầu học sinh chứng minh năng lực tài chính khi du học, bạn sẽ phải trình sổ tiết kiệm đủ ăn ở, học trong 1-2 năm, thu nhập 50-80 triệu đồng/tháng, động sản và bất động sản bạn có, khá là chặt chẽ.

Tuy nhiên, khi bạn chọn du học các nước không yêu cầu chứng minh tài chính thì quá trình xin học, xin visa du học của bạn sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn, tỷ lệ visa cao. Đồng thời, bạn cũng thoải mái về tư tưởng, cơ hội việc làm, định cư vẫn rất tốt. Và đặc biệt, vẫn có các học bổng tốt nếu bạn đáp ứng được điều kiện, tham khảo tất cả các học bổng tại đây.

2. Nước/trường nào được miễn chứng minh tài chính?

Bạn được MIỄN chứng minh tài chính khi du học các nước sau:

Úc – các trường thuộc cấp độ xét visa 1 (AL1).

Canada – Diện SDS (Study Direct Stream): Du học sinh chỉ cần mua chứng nhận đầu tư đảm bảo (GIC) của Scotiabank với mức 10.000 CAD để trang trải chi phí sinh hoạt cho năm đầu tiên ở tại Canada và đóng học phí 1 năm học cho trường.

Singapore, Malaysia, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh: Tất cả các trường.

Tuy nhiên trên thực tế, riêng Lãnh sự quán Úc vẫn giữ quyền kiểm tra năng lực tài chính của ứng viên. Vì vậy, trong quá trình xét hồ sơ, tùy từng trường hợp cụ thể, lãnh sự quán có thể yêu cầu ứng viên cung cấp giấy tờ tài chính để kiểm chứng các thông tin trước khi quyết định cấp hay không.

Xem thêm: Chương trình thực tập tại UNICEF 2022

3. Cơ hội việc làm và định cư

a. Làm thêm trong khi học:

Tại hầu hết các nước, du học sinh đều được phép đi làm thêm: tối đa 40h/2 tuần tại Úc, 20h/tuần tại Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sĩ, Hà Lan… trong thời gian học và làm toàn thời trong kỳ nghỉ hè, lễ, tết. Riêng tại Singapore, sinh viên các trường ngoài công lập không được phép đi làm thêm. Và tại Mỹ, sinh viên chỉ được phép làm thêm trong khuôn viên trường học, nếu muốn làm thêm ở ngoài, bạn sẽ phải xin phép Sở Di trú Mỹ với điều kiện bạn đã có 1 năm học tại Mỹ và làm các công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học hoặc đi thực tập.

b. Việc làm sau khi tốt nghiệp:

Một số quốc gia cho phép bạn ở lại làm việc sau khi học xong:

Anh: Ở lại 6 tháng nếu bạn tốt nghiệp Thạc sĩ.

Hà Lan: Ở lại 1 năm nếu tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Mỹ: Ở lại 1 – 3 năm – tùy ngành.

Úc: Ở lại 1,5 – 4 năm – tùy chương trình.

New Zealand: Ở lại 1 – 3 năm.

Canada: Ở lại 1 – 3 năm.

Xem thêm: 4 bí kíp tìm việc ở Singapore – Aster a star

c. Định cư:

Úc: Để định cư dạng tay nghề Úc, bạn cần học đúng ngành Úc đang có nhu cầu – đây là quy định căn bản nhất.

New Zealand/ Canada: Để định cư dạng tay nghề, bạn có thể học bất cứ ngành nào, mấu chốt là bạn cần xin được việc làm và có mức lương tối thiểu theo quy định.

Nguồn: Thanh niên (xem bài viết góc tại đây)

Fanpage Scholarship EZ: https://www.facebook.com/ScholarshipEZ/

Xem thêm: Học bổng Chính phủ Ireland 2022

———————————————————-
Thông tin lớp học săn học bổng EZ Light Up
Theo dõi chúng mình trên Facebook Scholarship EZ và đăng ký nhận mail để không bỏ lỡ những thông tin học bổng sắp tới nhé!

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn scholarshipez.edu.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 | scholarshipez.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status