Search by category:
Tin tức

Gợi ý 3 nguồn tìm kiếm giáo sư

Nhân dịp học bổng thạc sĩ, tiến sĩ của chính phủ Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản cũng như các trường khắp thế giới đang mở đơn (đặc biệt là cho kỳ nhập học thu 2021) thì chúng mình xin gửi đến các bạn bài viết nay

Có phải chỉ ứng viên nộp học bổng giáo sư mới cần tìm kiếm giáo sư và liên hệ trước?

Việc liên hệ giáo sư trước là vô cùng quan trọng với ứng viên theo đuổi các chương trình nghiên cứu. Đầu tiên, điều này giúp bạn nâng cao cơ hội được nhận (một số học bổng bắt buộc ứng viên phải được một giáo sư nhận vào nhóm nghiên cứu trước khi nộp, ví dụ học bổng của Ireland Research Council). Ngoài ra, bạn còn có thêm sự “đỡ đầu” khi ứng tuyển và được hiểu rõ hơn về nhóm nghiên cứu tương lai.

Ngoài ra nếu bạn phân vân không biết khi nào nên bắt đầu tìm hiểu về học bổng giáo sư thì có thể xem bài viết này trước nhé

Bạn nên bắt tay ‘săn’ học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ từ khi nào? – Case study gần 20 học viên thành công

Định hướng tìm kiếm giáo sư

Bạn sẽ học được gì?

  • 1 Hướng 1: tìm kiếm giáo sư từ network của bạn
  • 2 Hướng 2: Tìm kiếm giáo sư từ đề tài bạn quan tâm
    • 2.1 Các công cụ networking học thuật như ResearchGate, google scholar, ORCID
    • 2.2 Các trang mạng xã hội
  • 3 Hướng 3: tìm kiếm giáo sư từ học bổng/ trường/ quốc gia cụ thể bạn đang nhắm đến
  • 4 Tìm kiếm giáo sư qua các hiệp hội/ hội thảo
  • 5 Các trang web networking học thuật
  • 6 Tận dụng tối đa các mạng xã hội lớn (Facebook, LinkedIn)

Hướng 1: tìm kiếm giáo sư từ network của bạn

Network của bạn bao gồm giảng viên trong bộ môn/ khoa, các anh chị đi trước, bạn bè và thậm chí là gia đình. Nhưng network của bạn có thể rộng hơn thế nữa; nếu bạn chăm chỉ tham gia các hội nghị, diễn đàn về chủ đề của mình. Đa số các trường đại học đều tổ chức hội thảo khoa học định kỳ, các seminar/ workshop theo chủ đề, vv

Chúng mình cũng gợi ý thêm một số diễn đàn cho các nhà khoa học trẻ & sinh viên

  • Global Young Vietnamese Scholars Forum
  • Vietnam Summer School in Science
  • International Student Science Forum

Đọc thêm: Các bước networking cho người mới tìm hiểu


Hướng 2: Tìm kiếm giáo sư từ đề tài bạn quan tâm

Với cách tiếp cận này, bạn sẽ đặt đề tài/ chủ đề hẹp của mình là khởi điểm, thay vì networking. Thế thì tìm kiếm giáo sư đang nghiên cứu về chủ đề của bạn như thế nào?

Các công cụ networking học thuật như ResearchGate, google scholar, ORCID

Đây là các trang web cho phép người dùng tìm kiếm các nhà khoa học theo từng chủ đề. ResearchGate có nhiều mục để tìm kiếm: People, Publications, Projects, Funding, Institution, Jobs…

Google Scholar và Google Scholar Citation search cung cấp thông tin về các công bố khoa học cũng như số trích dẫn của một nhà khoa học. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy trang web và email cá nhân của các giáo sư trên Google Scholar profile của họ luôn. Google Scholar và ResearchGate là 2 công cụ must-use khi tìm kiếm giáo sư

Ngoài ra, ORCID, Academia.edu, Penprofie, Scopus ID, Nature, JSTOR, Mendeley… đều là những nền tảng giúp bạn tìm kiếm từ khóa về chủ đề nghiên cứu bạn quan tâm.

Các trang mạng xã hội

Các nhóm Facebook & LinkedIn là nơi tập trung nhiều thầy cô, anh chị làm việc trong academia nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng. Bạn chỉ cần đăng nhập vào LinkedIn, gõ từ khóa chủ đề (ví dụ: quantitative economics, graphene…) và tìm trong thẻ Groups là vào được các diễn đàn giao lưu học thuật hoặc tìm trong thẻ People để được thấy profile các chuyên gia

Các nhóm học thuật của thầy/cô/anh/chị người Việt cũng rất nhiều, các bạn có thể tìm kiếm trên facebook/ các forum ^^

Hướng 3: tìm kiếm giáo sư từ học bổng/ trường/ quốc gia cụ thể bạn đang nhắm đến

Nếu bạn đã có cụ thể một số mục tiêu như “thạc sĩ ngành môi trường tại Đức” hoặc “tiến sĩ về kinh tế phát triển tại Nagoya University” thì có thể tìm các web cụ thể của trường hoặc quốc gia. Nếu bạn đã xác định được ngôi trường và ngành học mà bạn yêu thích, bạn có thể tìm kiếm profie của các giáo sư trên website trường, hoặc email trực tiếp cho khoa bạn quan tâm và đề nghị họ cung cấp thông tin về các đề tài nghiên cứu mà các giáo sư trong khoa đang tiến hành. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình hơn bạn tưởng. 

Scholarship EZ xin lấy một số ví dụ về trang web của các quốc gia 

  1. Australian Research Data Commons
  2. ResearchMap.jp

Một số ví dụ về công cụ tìm kiếm giáo sư của các trường

  1. University of Melbourne (Úc): https://findanexpert.unimelb.edu.au/
  2. University of New South Wales (Úc): https://www.arts.unsw.edu.au/study-us/postgraduate-research/find-research-supervisor
  3. Arizona State University (Mỹ): https://isearch.asu.edu/asu-people/

Giới thiệu một số công cụ tìm kiếm giáo sư

Tìm kiếm giáo sư qua các hiệp hội/ hội thảo

Tham gia các hội thảo, bất kể với tư cách người trình bày hay thính giả, đều giúp các bạn gặp gỡ được nhiều chuyên gia. Có thể bạn không hợp với hướng nghiên cứu của giáo sư đầu tiên bạn gặp được, nhưng bạn có thể hợp với giáo sư ở hội thảo thứ hai bạn tham gia hoặc may mắn được giáo sư thứ nhất giới thiệu cho một nhóm phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn đã đặt chân lên con đường nghiên cứu, các bạn cũng có thể trở thành thành viên của các Hiệp hội Khoa học và tham gia các sự kiện, hội thảo do các Hiệp hội này tổ chức. Tuỳ từng Hiệp hội, bạn có thể phải trả một khoản phí thành viên thường niên hàng năm (phí này không chỉ duy trì việc được networking thỏa thích mà còn cho bạn một số quyền lợi khác – như tham dự seminar/ training hoặc nhận thông tin cập nhật về các số đặc biệt của tạp chí chuyên ngành)

Các trang web networking học thuật

ResearchGate được ví như mạng xã hội của các nhà nghiên cứu. Bạn có thể tìm kiếm theo các mục khác ngoài Publications như Projects, Funding, Jobs, Institution… Các chỉ số như số lượt đọc, số trích dẫn của giáo sư cũng được cập nhật trên nền tảng này (lưu ý: đây là thống kê không chính thống). Bạn cũng sẽ tìm được rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học do các nhà nghiên cứu đăng tải, hoặc có thể trực tiếp hỏi xin.

Một kênh khác là google scholar, cung cấp số liệu cập nhật hơn và google scholar profile có thể dẫn bạn thẳng đến trang web, email của giáo sư. Scholarship EZ xin gợi ý một số “mẹo” nhỏ khi tìm kiếm bằng google scholar:

  • Sử dụng Google Scholar citation search và tìm kiếm theo cú pháp label:từ_khóa để xem danh sách các giáo sư có nhiều trích dẫn trong lĩnh vực của bạn
  • Dùng dấu ngoặc kép để tìm kiếm cụm từ
  • Dùng OR để thể hiện tìm kiếm một trong những cụm từ, ví dụ resource misallocation model OR theory
  • Dùng Advanced Search để tìm các bài của một tác giả trong khoảng thời gian tùy chọn (khi bạn muốn biết 5 năm gần đây giáo sư công bố những bài về chủ đề gì) hoặc bài của một tác giả trên tạp chí cụ thể tùy chọn (khi bạn muốn biết giáo sư đã công bố trên tạp chí Nature hay chưa :D)

Với ORCID (Open Researcher and Contributor ID), nếu bạn tìm thấy tên một giáo sư và muốn biết thêm về quá trình nghiên cứu, làm việc của họ thì có thể tìm kiếm profile của giáo sư đó trên ORCID. Bạn cũng có thể tìm kiếm theo từ khóa trong trang này

Ngoài ra còn có Academia.edu, Penprofie, Scopus ID, Nature, JSTOR, Mendeley và nhiều trang web khác giúp bạn tìm kiếm tác giả/ từ khóa bạn quan tâm.

Tận dụng tối đa các mạng xã hội lớn (Facebook, LinkedIn)

Như đã giới thiệu, việc tham gia các nhóm facebook & linkedin sẽ giúp bạn tìm được “bộ lạc” của mình. Công cụ tìm kiếm lợi hại của LinkedIn sẽ giúp bạn tìm được từ khóa trong mọi thẻ (People/ Groups/ Jobs)

Về các nhóm facebook, chúng mình chỉ tập trung giới thiệu các nhóm của người Việt để việc tìm kiếm giáo sư của bạn có thể dễ hơn chút đỉnh. Các nhóm sử dụng tiếng Anh/ ngôn ngữ khác cũng nhiều vô kể.

Nhóm hoạt động đa dạng lĩnh vực: Thông tin học bổng giáo sư Hàn Quốc, VietPhD.org, International Vietnamese Academics Network…

Các nhóm hoạt động theo từng lĩnh vực cũng rất nhiều (Vietnam Data Scientists, Vietnamese Chemical Association, Nghiên cứu Khoa học Giáo dục EduRes, Vietnam Social Research Methodology, International Society of Vietnam Economists, i-Vietnam Materials Network…). Bạn có thể tìm “Vietnam + từ khóa về chủ đề quan tâm (+ scientists/ engineer)” trên facebook

Các nhóm hoạt động theo từng quốc gia/ học bổng/ trường cụ thể có thể được tìm qua cú pháp ‘Học bổng + [quốc gia]’. Một số ví dụ: Viet Academics in Canada (VAC), Thông tin tuyển sinh vào trường UST, Thông tin học bổng giáo sư Hàn Quốc…

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn scholarshipez.edu.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 | scholarshipez.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status