Được chấp nhận rồi, vậy chúng ra cần chuẩn bị gì tiếp? Trong loạt bài về kinh nghiệm tham gia các chương trình trao đổi nước ngoài, Scholarship EZ sẽ giới thiệu checklist 5 điều bạn cần lưu ý trong quá trình chuẩn bị để có một chuyến đi suôn sẻ nhất.
Tìm hiểu thêm:
- Phần 1: Tổng hợp nguồn tìm kiếm chương trình trao đổi ngắn hạn
- Phần 2: Bạn cần biết gì khi apply chương trình trao đổi ngắn hạn?
- Phần 4: 04 lưu ý quan trọng khi đi trao đổi ngắn hạn
Bạn sẽ học được gì?
- 1 Giữ tinh thần thoải mái.
- 2 Chuẩn bị vé máy bay/visa
- 3 Chuẩn bị quà “made in Vietnam”
- 4 Kết nối với alumni/ bạn sắp tham gia chương trình
- 5 Cuối cùng, không ngừng trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin
Giữ tinh thần thoải mái.
Điều đầu tiên bạn cảm thấy khi nhận được thư mời của BTC là gì? Sự hào hứng! Cuối cùng, sau quá trình lên hồ sơ và nỗ lực apply, bạn đã thành công “chinh phục” những yêu cầu của họ.
Vậy còn suy nghĩ thứ hai trong đầu bạn sẽ là gì? Liệu có phải là “vậy thì cần làm gì tiếp?” hay “vậy thì phải chuẩn bị gì bây giờ?”, “bắt đầu từ đâu giờ?”. Một số bạn có thể sẽ hoang mang và hơi rối một chút, đặc biệt là nếu đây là chương trình đầu tiên bạn tham gia. Vì vậy, kinh nghiệm tham gia chương trình trao đổi nước ngoài đầu tiên: Giữ tinh thần thoải mái, ta sẽ tính từng chuyện một thôi!
Chuẩn bị vé máy bay/visa
Nếu được chương trình mua vé máy bay cho thì tốt quá, bớt đi một chuyện phải lo. Bạn chỉ cần xem kỹ thông tin chuyến bay và ghi chú về hành lý thôi. Nếu không, bạn có thể dùng các trang web như Google Flight, Skyscanner nhé. Những websites này sẽ hỗ trợ bạn so sánh các chuyến bay phù hợp với nhu cầu và lựa chọn giá vé có lợi nhất.
Lưu ý: Nếu bạn có nhiều vấn đề sức khỏe hay dễ mất năng lượng thì nên lựa chọn những kết hợp chuyến bay mà sẽ quá cảnh càng ít điểm càng tốt. Việc quá cảnh nhiều sẽ khiến bạn dễ tụt năng lượng và cũng sẽ mất kha khá thời gian. Nếu bạn dễ bị lạc hoặc hay quên thì nên mang ít hành lý khi quá cảnh và chọn thời gian quá cảnh dài ra một chút nhé.
Nếu cần xin visa (hoặc visa quá cảnh nếu bạn muốn đi chơi thêm giống Phương) thì hãy nghiên cứu website của các đại sứ quán/ lãnh sự quán để tìm hiểu thật chắc về thủ tục xin visa cũng như các giấy tờ cần thiết. Quá trình xin visa thường tốn nhiều thời gian, vì vậy, bạn nên bắt đầu sớm nhé. Bạn cũng có thể lên Scholarship EZ Family và các group du lịch xin tips về mục này.
Tìm hiểu thêm kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ tại đây
Chuẩn bị quà “made in Vietnam”
Nếu có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị chút quà đặc sản của Việt Nam để tặng cho các bạn bè quốc tế hoặc chuẩn bị 1 chút gì đó đặc biệt để giới thiệu cho họkhi tham gia các chương trình trao đổi nước ngoài.
Bạn có thể chuẩn bị quà là các đặc sản hoặc những món quà thủ công của Việt Nam để vừa tặng, vừa giới thiệu về văn hóa nước mình. Một số gợi ý dành cho bạn là bánh đậu xanh, trà, cà phê – những đặc sản có thể dễ bảo quản và duy trì chất lượng, hoặc những vật phẩm nhỏ được bán tại các cửa hàng mỹ nghệ, thủ công nhé. Đặc biệt, bạn nên lưu ý điều kiện nhập cảnh ở nước bạn tới. Ở nhiều nước, bộ phận hải quan hoặc kiểm dịch sẽ không chấp nhận các sản phẩm có thành phần là thịt sống (như nem) hoặc các loại quả chưa qua chế biến nhé.
Bạn cũng có thể chuẩn bị quà là vật lưu niệm có hình Việt Nam và/ hoặc trường, công ty của bạn. Văn phòng Đoàn tại các trường thường có các sản phẩm như sổ tay, bút viết, móc khóa, bình nước, áo thun… in logo đó. Hãy lưu ý chuẩn bị sớm một chút để có thời gian đóng gói hành lý và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn có đầy đủ đồ dùng cần thiết trong suốt chuyến đi nhé!
Với những chương trình trao đổi nước ngoài có đêm giao lưu văn hóa, hãy nghiên cứu một chút để chuẩn bị tiết mục giới thiệu văn hóa Việt Nam và mang thêm trang phục truyền thống nhé.
Kết nối với alumni/ bạn sắp tham gia chương trình
Bạn có thể tìm kiếm thông tin của các alumni thông qua website của chương trình, Linkedin, hoặc Facebook. Về kinh nghiệm networking, Scholarship EZ đã có một bài viết chi tiết ở đây nhé. Bạn có thể hỏi alumni về kinh nghiệm tham gia chương trình trao đổi, những chủ đề liên quan và những lưu ý cần thiết trong quá trình chuẩn bị.
Tương tự với những người bạn sắp tham gia chương trình trao đổi nước ngoài cùng bạn, bạn có thể tìm thấy họ thông qua website và các kênh truyền thông mạng xã hội. Bạn cũng có thể được ban tổ chức kết nối thông qua các nhóm Facebook hoặc nhóm chat dành cho những đại biểu tham gia. Nếu chưa được kết nối, hãy thử tìm kiếm và lưu ý tới các nhóm trên Facebook có tên chương trình bạn sẽ tham gia nhé. Việc kết nối với các đại biểu khác sẽ cho bạn cảm nhận về không khí của chương trình, những điều bạn cần chuẩn bị và có thêm vài người bạn trước khi bạn bắt đầu đó.
“Do your homework” nhé – Dribbble
Cuối cùng, không ngừng trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin
Trong video review kinh nghiệm đỗ 4 chương trình trao đổi nước ngoài của Đồng Lệ Huyền và bài review đỗ JENESYS của Đặng Thanh Hoa, có thể thấy, việc nghiên cứu về chương trình và trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất. Việc này không chỉ dừng ở hoạt động đọc lại thông tin trên website chương trình nhé. Scholarship EZ gợi ý:
- Đọc sách, báo, tạp chí về chủ đề sắp tham gia để xây dựng kiến thức nền, cập nhật những thông tin, xu hướng mới. Đây có thể trở thành chủ đề trao đổi của bạn với các facilitators và những đại biểu khác.
- Xem lại (hoặc hỏi alumni) hoạt động các chương trình trước để chuẩn bị. Nếu bạn đi những chương trình nghiên cứu, hãy xem bạn có cần làm poster giới thiệu bản thân không? Liệu chương trình có đi field trip không và nếu có thì bạn cần mang theo gì?…
Tìm hiểu thêm:
- Phần 1: Tổng hợp nguồn tìm kiếm chương trình trao đổi nuoc ngoai ngan han
- Phần 2: Bạn cần biết gì khi apply chương trình trao đổi ngắn hạn?
- Phần 4: 04 lưu ý quan trọng khi đi trao đổi ngắn hạn
- Kinh nghiệm chọn mua vali kéo đi du học