Search by category:
Tin tức

Bạn nên bắt tay ‘săn’ học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ từ khi nào? – Case study gần 20 học viên thành công

Khi nào thì nên chuẩn bị cho học bổng thạc sĩ (hoặc tiến sĩ)?

Câu hỏi thường xuyên được đặt ra với các bạn sinh viên và cả người đi làm. Học sau đại học là bước ngoặt lớn trong đời, Scholarship EZ mong các bạn có được góc nhìn phù hợp về việc chọn nơi gửi gắm 2-6 năm (hoặc hơn) của sự nghiệp. Bài viết này tập trung vào case study của các học viên thành công từ EZ Apply & EZ Mentor 1-1 mùa apply học bổng thu 2019, và nhận kết quả vào nửa đầu năm 2020.

Ngoài ra, trong chuỗi bài về học bổng thạc sĩ tiến sĩ, Scholarship EZ sẽ phân tích các nội dung

  • Khi nào thì nên chuẩn bị cho học bổng sau đại học
  • Tìm hiểu các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ khắp thế giới
  • Hé lộ bí mật về profile và cách chuẩn bị hồ sơ của học viên thành công

Bài viết đầu tiên này sẽ nói về quá trình chuẩn bị, từ khi bắt đầu ‘tính chuyện du học’ của các Easiers đến quá trình chọn ngành, chọn trường… và những bài học của từng giai đoạn.

Bạn sẽ học được gì?

  • 1 Case 1: Dành ‘cả thanh xuân’ nghiên cứu & apply – nhận thư báo đỗ học bổng thạc sĩ & tiến sĩ khi tốt nghiệp Đại học
  • 2 Dành thời gian nghiên cứu, làm việc – ẵm học bổng sau khi ra trường vài năm
  • 3 Vừa đỗ thạc sĩ sớm, vừa có kinh nghiệm làm việc – trường hợp đặc biệt của các chị em vừa đi làm 1-2 năm đã nhận offer

Case 1: Dành ‘cả thanh xuân’ nghiên cứu & apply – nhận thư báo đỗ học bổng thạc sĩ & tiến sĩ khi tốt nghiệp Đại học

Đây là trường hợp của chính Founder Phương của Scholarship EZ. Qua bài chia sẻ trên Dân Trí, Phương kể lại lộ trình 4 năm như sau:

Vào năm nhất, các bạn phải tập trung học hành chăm chỉ

Năm hai; chắc chắn vẫn phải học tốt rồi. Và hãy: Mở rộng các mối quan hệ có lợi cho việc săn học bổng.

Năm ba: lúc bạn nên đầu tư cả thời gian, sức lực lẫn tiền bạc để đi học ở những nơi ôn luyện thi chuẩn hoá du học chất lượng, đặc biệt là về tiếng Anh.

Năm tư: Thường xuyên liên lạc với giáo sư hoặc bạn bè đã từng apply, hỏi han nghe ngóng tình hình. Chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và làm visa [đi trao đổi hoặc Thạc sĩ]

Còn học viên đỗ học bổng Thạc sĩ và Tiến sĩ thì sao?

Ngô Lê Huy Hiền, sinh viên năm tư Đại học Đà Nẵng, vừa đỗ 3 (trên 3 nguyện vọng) Erasmus Mundus Joint Master Degree (học bổng của Ủy ban Châu Âu). Theo quy định, Erasmus Mudus (EM) chỉ cho phép 1 ứng viên nộp tối đa 3 học bổng, và bạn Hiền rất vinh dự cũng như may mắn khi được đậu cả 3/3 chương trình năm nay, gồm:

GENIAL – GrEen NetworkIng And cLoud computing: học tại Anh, Pháp, Thụy Điển và 3 nước khác tự chọn, tổng giá trị học bổng ước tính là 1.3 tỉ VND;
IMLEX – Imaging and Light in Extended Reality: học tại Phần Lan, Pháp, Nhật và 1 nước tự chọn, tổng giá trị học bổng ước tính là 1.2 tỉ VND;
JEMARO – Advanced Robotics: học tại Pháp, Ý, Ba Lan, Nhật, tổng giá trị học bổng ước tính là 1.25 tỉ VND;
Sau khi xem xét kỹ lưỡng các chương trình học, bạn đã quyết định dành 2 năm học Thạc sĩ tại châu Âu theo chương trình GENIAL, sẽ dự kiến nhập học vào ngày 01/10/2020 sắp tới.

Bạn cho biết “Mình nghĩ rằng việc mình viết bộ hồ sơ có chiến lược, việc mình trau chuốt trong bài luận, những cố gắng mình đã trải qua để có được những thành tích hiện nay, sự hỗ trợ của 1 mentor của mình, sự chân thành và đam mê của mình, và cộng vào đó chút may mắn là những yếu tố giúp mình đã đỗ 3/3 học bổng toàn phần của chương trình ngay từ lần nộp hồ sơ đầu tiên.”

L. Trần – cô gái đỗ 5 học bổng Tiến sĩ tại Mỹ khi vừa tốt nghiệp Đại học. L. Trần đã đỗ các trường Arizona State University, University of Minnesota, North Carolina State University, Iowa State University, University of Utah (đều top đầu về các chương trình graduate ngành Hóa của Mỹ). Mỗi trường sẽ hỗ trợ toàn phần bao gồm học phí, bảo hiểm và chi phí ăn ở (stipend) vào khoảng $55,000-$60,000/1 năm trong suốt 5 năm học. (Bật mí thêm từ bạn “Đến thời điểm hiện tại ASU đề nghị cho mình cao nhất với học bổng $60,000/1 năm và thêm $4,000 học bổng University Graduate Fellowship cho năm học đầu tiên.“)

“Đây là lần đầu tiên mình apply học bổng PhD (Tiến sĩ) ở Mỹ, vì mình mới nhận bằng tháng 11 [năm 2019] thôi. Mình nộp đến thời điểm hiện tại [tháng 1, 2020] là 7 trường và đã có 5 trường đồng ý nhận mình và cấp học bổng toàn phần.
Mình từng nghĩ tốt nghiệp xong sẽ nộp hồ sơ đi học Thạc sĩ ở Châu Âu vì chi phí tương đối và mình cũng không tự tin lắm. Nhưng được sự động viên của thầy mình, và mình biết rằng nếu được chấp nhận vào học PhD ở Mỹ, mình sẽ gần như được tài trợ toàn phần. Vì vậy, mình quyết định chuẩn bị hồ sơ cho PhD ở Mỹ.” – chia sẻ về timeline và những ‘cú huých’ của cô bạn giỏi giang này
Phạm Văn Hậu, sinh viên năm cuối Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, vừa đỗ cú ‘đúp’ 1 học bổng Tiến sĩ, 2 chương trình Thạc sĩ. Các trường bạn đã đỗ gồm Tsinghua University (Trung Quốc, hạng 20 thế giới), Waikato UniversityVictoria University of Wellington (đều thuộc top đầu của xứ sở xinh đẹp New Zealand).

Để nhận nhiều offer như vậy từ khi chưa tốt nghiệp Đại học, Hậu đã cố gắng hết sức trong suốt 4 năm. Bạn tham gia nghiên cứu khoa học & có được những công bố giá trị từ sớm. Bạn nộp các chương trình như World Youth Summit, học bổng Mitsubishi, học bổng BIDV, học bổng ACECOOK, học bổng Deloitte – ACCA…

Mình đã muốn đi du học từ bé rồi, nhưng vì điều kiện ở Phổ thông khó khăn nên mình quyết định sẽ giành trọn quá trình học Đại học để tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để du học ở bậc Master và Ph.D. Mình nghĩ du học không chỉ đơn giản là ra nước ngoài rồi học và trải nghiệm đời sống bên đó mà còn thể hiện ở sự khao khát tiếp cận ở những kiến thức mới hơn.” – chia sẻ của bạn trong bài phỏng vấn với Scholarship EZ

Và còn rất nhiều bạn đã đỗ học bổng thạc sĩ từ chưa tốt nghiệp khác ở Scholarship EZ như Phạm Ngọc Thùy (học bổng 100 % tại 2 trường top 6 Phần Lan – Tampere University và LUT), Vương Hoài Thanh (học bổng 100 % của University of Ulsan + trợ cấp nghiên cứu của giáo sư, Ulsan là trường top 10 Hàn Quốc theo ARWU)…

Một điểm chung của các bạn này là tìm hiểu về học bổng trên 1 năm trước thời điểm nộp (gần như ngay từ năm 1, năm 2 Đại học), chuẩn bị kỹ lưỡng; từ GPA, đến tính quốc tế của hồ sơ (qua công bố khoa học quốc tế, chương trình trao đổi hoặc thực tập). Tuy nhiên, mỗi người có một thời gian riêng, mời các bạn đi đến các mục sau để phân tích tiếp cùng chúng mình

Dành thời gian nghiên cứu, làm việc – ẵm học bổng sau khi ra trường vài năm

Đây chính là trường hợp của các anh Trần Bá Phong, Phan N. Vũ và chị Phạm H. Yến.

Anh Phong và anh Vũ đều đỗ học bổng Thạc sĩ tại Mỹ, khối ngành Physical Sciences & Engineering. Anh Phong đỗ 2 trường thuộc Ivy LeagueBrown UniversityCornell University. Các trường này đều thuộc top 25 Mỹ, top 100 thế giới, và có tỉ lệ chấp nhận học khoảng 20% (tức là trong 1000 hồ sơ nộp thì chỉ ít hơn 200 hồ sơ được nhận học thạc sĩ). Anh Phong nhận học bổng 90 % học phí của Cornell University và trợ cấp nghiên cứu của giáo sư tại Brown University.

Anh Vũ Phan đỗ Kaplan International Award tại Arizona State University (top 50 của Mỹ, 150 của thế giới). Cả 2 anh đều học ở Scholarship EZ khoảng 3 tháng trước khi nộp hồ sơ, vì profile nghiên cứu quá khủng rồi (trên 4 năm kinh nghiệm nghiên cứu) nên chỉ cần hỗ trợ sửa CV, Cover Letter, email gửi giáo sư thôi chứ chúng mình không phải góp ý gì cách ‘boost’ cả ^^

Chị Yến đỗ 2 học bổng tại 2 trường top đầu Phần Lan về khối ngành kinh tế (Aalto UniversityHanken School of Economics). Quá trình tích lũy kinh nghiệm của chị kéo dài từ khi học Đại học, đến ít năm đi làm sau đó. Điểm đặc biệt là, chị Yến nộp Thạc sĩ TRÁI NGÀNH và vẫn nhận học bổng.

Chị thì luôn muốn tìm các course có thể kết hợp ba yếu tố công nghệ, nghệ thuật và kinh tế từ lâu. Những nước như UK với Mỹ thì có khá nhiều chương trình như vậy. Nhưng chị tự nhận khó có khả năng thi và có học bổng vào trường xịn tại các quốc gia này. Chị cũng không muốn tham gia vào các khoá học hoặc chương trình nhiều funding nhưng ít chuyên sâu về chuyên ngành.
Hơn nữa chị đã có cơ hội bén duyên với 2 học bổng trường và học bổng giáo sư [*] từ thời đại học nên chị quyết định ưu tiên các trường có những loại học bổng như vậy và ở các quốc gia ít phổ biến hơn để giảm độ cạnh tranh. Và thế là cuối cùng chị chọn Aalto làm mục tiêu cao nhất, thêm một trường Hanken dễ thi hơn để làm plan B trong trường hợp không đậu Aalto ^^

[*] Chị Yến từng đỗ 1 intern fellowship đi Mỹ & được 3 giáo sư đài thọ. Cơ hội này đã giúp chị ấy định hình rõ hơn về ngành học mong muốn theo đuổi trong tương lai 

Phía trên là phần chia sẻ của chị Yến về chiến lược chọn trường, ngành và quốc gia du học. Chúng mình rất nể phục bề dày thành tích vừa toàn diện vừa khủng của chị

Vừa đỗ thạc sĩ sớm, vừa có kinh nghiệm làm việc – trường hợp đặc biệt của các chị em vừa đi làm 1-2 năm đã nhận offer

Sau khi phân tích các ví dụ của ‘con nhà người ta’ phía trên với thành tích từ năm 1,2 hoặc kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu siêu khủng thì chúng mình đến trường hợp thú vị này nhé. Tạm gọi là ‘Best of both worlds’ vì các học bổng mà mentees dạng này nhận được trải dài từ học bổng trường đến học bổng chính phủ, nhưng số năm kinh nghiệm thì không cần quá dày.

Đây có phải phương án tốt & an toàn cho các bạn năm 3 mới bắt đầu tìm hiểu về du học không? Cùng phân tích & đón đọc kỳ sau nữa nhé ^^

Ngô Ngân Hà – được nhận vào 3 chương trình Master in Management top đầu của Đức. Bạn Hà tốt nghiệp loại giỏi tại RMIT University Vietnam, sau đó đi làm Marketing ở Unilever Vietnam được khoảng 1 năm thì nhận 3 thư báo đỗ ^^

Mình đã nộp hồ sơ cao học Master in Management ở 3 trường và đỗ cả 3. Trong đó mình giành được 2 học bổng:
– Outstanding Student Leadership Scholarship từ trường ESMT Berlin (#1 Đức, #9 Financial Times European Business School Rankings 2019)
– EBS Scholarship for Women từ trường EBS Universität (#2 Đức, #11 Financial Times European Business School Rankings 2015)
Chia sẻ về ‘những quyết định đúng’ khi chuẩn bị từ khi còn trên ghế nhà trường của Hà
Sự chỉn chu trong hồ sơ. Một phần do học lớp chị Phương nên mình biết cách làm CV để nêu bật thế mạnh của mình, cách viết application essay, cách phỏng vấn. Mình còn luyện Interview 1-1 với chị Vy nữa.
Một điều vô cùng quan trọng nữa là Reference Letter. Ngay từ khi đi học, mình đã tạo ấn tượng tốt với thầy cô (trưởng khoa càng tốt), sau này sẽ dễ dàng nhờ thầy cô. Rất nhiều giải thưởng của mình là do thầy cô giới thiệu cho.
Và mình nghĩ hồ sơ Thạc sĩ Quản lý (MIM) sẽ mạnh hơn nếu bạn nộp sau khi đã đi làm một thời gian. Sau khi đi làm mình mới nhận ra được mình cần trau dồi thêm ở mảng nào, từ đó có quyết định lựa chọn ngành học Thạc sĩ hợp lý. Ngoài ra thì mình cũng sẽ có thể có thêm 1 Reference Letter cực kì chất lượng từ sếp nữa.
Nên có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu để có thời gian kiểm tra lại hồ sơ, đưa bạn đọc và sửa xem có ổn không, chứ nước đến chân mới nhảy thì không chuẩn bị tốt được. Và nộp học bổng thì nên cân nhắc cái nào phù hợp nhất với khả năng của mình
Nguyễn Ngọc Anh Thư – 2 chương trình Master of Arts tại trường top đầu Úc, Thái Lan (Master of Arts in Marketing Communications at Đại học Melbourne, Australia và Master of Arts in Strategic Communications tại Đại học Chulalongkorn, Thailand). Thư tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, đã đi làm chính thức được hơn 1 năm và có kinh nghiệm thực tập trong thời gian học rất xịn ^^
Cùng đọc qua chia sẻ về quá trình apply của Thư nhé
Đối với việc apply Thạc sĩ, bước đầu tiên, và đối với mình cũng là bước mệt dài hơi nhất, chính là tìm kiếm và tổng hợp thông tin. Đầu tiên, mình phải làm việc với bản thân trước để xác định ngành mình muốn học, cũng như những tiêu chí mình đặt ra trong việc tìm kiếm một ngôi trường phù hợp.
Đối với mình, bước thông tin càng làm kĩ càng, rõ ràng bao nhiêu, những bước sau sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Về bước tìm kiếm, mình đã khoanh vùng và lọc ra những thông tin cần thiết nhất rồi mới bắt tay vào thực hiện hoàn thiện hồ sơ. Quá trình này rất tốn thời gian vì hiện giờ thông tin về các chương trình trao đổi và học bổng rất nhiều. Bạn phải tìm chương trình ưa thích và phù hợp với khả năng của mình, nếu không thì việc làm hồ sơ sẽ rất vất vả.
Mỗi trường, mỗi chương trình sẽ có yêu cầu khác nhau, có khi bạn phải email liên tục cho ban tuyển sinh vì có thể ý hiểu của bạn về yêu cầu chưa đúng. Thế nên, luôn phải đầu tư thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định làm hồ sơ ít nhất một năm. Mới đầu khi nghe về việc phải đầu tư như vậy, mình đã không tin đâu và phải trả giá đắt, đó là tìm được chương trình phù hợp nhưng lại quá deadline, đành phải chờ dịp khác. Và có khi thời gian lên đến tận 1 năm.
Ngoài ra, Scholarship EZ vinh dự chúc mừng 2 ứng viên Học bổng Bộ Giáo dục Đài Loan (MOE) – Pooh Đặng và Học bổng của Bộ Giao thông & Đất đai Hàn Quốc (MOLIT) – Nguyễn Thanh Huyền. Cả 2 bạn đều có khoảng 1-2 năm làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đặc biệt, Huyền làm việc tại 1 cơ quan Nhà nước VN và được tiến cử học bổng của MOLIT về ngành kiến trúc – xây dựng mà bạn đã học và theo đuổi từ lâu. Pooh Đặng đỗ Thạc sĩ khối ngành Khoa học Xã hội – Giáo dục và là một trong 8 ứng viên đỗ học bổng Thạc sĩ của Bộ Giáo dục Đài Loan năm 2020. Chúng mình rất tự hào vì từ khi học lớp EZ Apply từ tháng 4, tháng 7 năm 2019 đến đầu 2020 các bạn chưa một ngày nào ngừng đào sâu nghiên cứu về cơ hội và làm việc chăm chỉ ^^
Một thủ khoa đại học (xin được phép giấu tên trường theo yêu cầu của học viên) khác đỗ học bổng Swinburne International Excellence Scholarship của Swinburne University of Technology, Úc. Bạn học viên nhà mình vừa học xong đại học và đi làm được một thời gian nhưng với mong muốn tìm hiểu thêm về ngành nghề nên đã “lên dây cót”, quyết tâm chinh phục con đường trở thành Thạc sĩ (và đăng ký EZ Apply Advance).
Thế là bạn ý đã vừa đi làm và vừa tham gia học. Vừa hoàn thành khóa EZ Apple Advance vào tháng trước, được chị Phương và anh Hà review hồ sơ đồng thời được 1 bạn alumni nhà SEZ là bạn Sang giúp phỏng vấn thử và chia sẻ bí kíp thì chỉ ngay sau hôm phỏng vấn vài ngày, bạn ý nhận được mail offer tận 75% học phí.

Nếu phải viết bài này trong chỉ một câu duy nhất, chúng mình sẽ viết là “Mỗi người có lộ trình & thời điểm riêng; hãy nộp học bổng khi bạn thật sự khao khát”

Cùng đón đọc các kỳ tiếp theo của chuỗi bài case study học viên đỗ Thạc sĩ, Tiến sĩ nhé!

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn scholarshipez.edu.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 | scholarshipez.edu.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status