Networking có lẽ là một trong những từ khóa và kỹ năng quan trọng của nhiều bạn trẻ để xây dựng mạng lưới các mối quan hệ và học hỏi từ những cá nhân thành công. Tuy nhiên, thực sự thì, làm thể nào để networking? Trong bài viết này, Scholarship xin chia sẻ kinh nghiệm networking trong 4 bước đơn giản để tạo dựng mối quan hệ với người đi trước nhé.
Bài viết hướng tới những người đang trong quá trình “săn học bổng”, tuy nhiên, Scholarship EZ tin rằng ai cũng có thể áp dụng những bước sau hết!
Bạn sẽ học được gì?
- 1 Bước 1: Tìm các anh chị đi trước
- 2 Bước 2: Mở lời
- 2.1 Scholarship EZ gợi ý cấu trúc của một thư mẫu có thể bao gồm:
- 3
Bước 3: Trò chuyện - 4 Bước 4: Cảm ơn và giữ liên lạc
Bước 1: Tìm các anh chị đi trước
Đầu tiên, bạn cần xác định bạn cần tìm đến ai, ai có thể giúp bạn. Thông thường, bạn có thể tìm qua các kênh như Facebook, LinkedIn, Glassdoor hoặc nhờ sự giới thiệu từ bạn bè, người quen đang hoạt động trong lĩnh vực bạn quan tâm. “When you know people who have power, you have power too”
Bài viết này chỉ đi sâu về cách networking trên Facebook. Nếu bạn vẫn muốn được phân tích cụ thể chi tiết hơn nữa thì có thể vào EZ Apply.
- Nếu bạn đang muốn tìm alumni của YSEALI Academic Fellowship chẳng hạn, thử gõ các từ khóa sau trên thanh tìm kiếm của Facebook “YSEALI Academic Fellow”, “YSEALI alumni”, “YSEALI Vietnam”, “YSEALI 2019″… Sau đó like các fanpage, xin vào các group, follow các admin của các group, tìm tên các admin đó trên LinkedIn để follow luôn
- Nếu bạn đang muốn tìm alumni của học bổng thạc sĩ 1 trường, bạn có thể vào các group Facebook của du học sinh quốc gia/ châu lục đó, hoặc các group lớn như VietPhD, VietPhD Internship, Viet Intellect, Thông tin học bổng giáo sư Hàn Quốc… và tìm kiếm cũng như hỏi thăm
- Hầu hết các facebook group về học thuật, nghề nghiệp, kĩ năng đều có chức năng mentorship hết rồi nên nhớ lượn vào đấy xem luôn để nhanh chóng tìm ra người mình muốn thăm hỏi
- Nếu bạn đã tìm ra 1 thầy/cô/anh/chị nào đó để follow, bạn ngó luôn vào danh sách bạn bè hoặc những người hay tương tác với thầy/cô/anh/chị của bạn để follow tiếp 😛
Công cụ kinh điển nhất để networking phải kể đến LinkedIn. Việc bạn đăng tải profile và làm theo các gợi ý của LinkedIn (cách mở đầu cuộc trò chuyện, cách xin referals) đã là networking rồi ^^
Bên cạnh đó, với dân nghiên cứu, ResearchGate sẽ là một trong những công cụ đắc lực. Lên Research Gate không chỉ để đọc báo khoa học, bạn hoàn toàn có thể follow các thầy cô, anh chị Postdoc, PhD students để dễ kết nối 😛
Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy thông tin cựu học sinh/ người đi trước trên website trường muốn nộp. Một số trường công khai quốc tịch và background của alumni để bạn tìm kiếm luôn. Một số trường cung cấp thông tin alumni nếu bạn gửi mail xin biết thêm về alumni.
Mở lời
Có một câu nói rất phù hợp với networking: Mọi người có thể chỉ các bạn một cốc cafe (hoặc một chiếc email)
Để bắt đầu, bạn có thể gửi tin nhắn LinkedIn/ Facebook hoặc viết thư trực tiếp, chân thành đơn giản, ngắn gọn nha! Tuy nhiên, việc viết email lại thể hiện được sự đầu tư. Vì vậy, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai người, bạn hãy cân nhắc đến phương thức mở lời phù hợp nhé.
Scholarship EZ gợi ý cấu trúc của một thư mẫu có thể bao gồm:
- Giới thiệu vì sao bạn biết đến họ, đặc biệt nhấn mạnh điểm chung nếu có nhé. Ví dụ: Bạn đã đi dự sự kiện/ hội thảo với họ, bạn nhận được lời giới thiệu từ một người quen chung hoặc bạn đã từng học/ làm việc cùng họ. Mình tìm thấy 1 anh mentor đơn giản vì thấy anh ấy bình luận trên bài viết của bạn mình, rồi mình vào trả lời bình luận đó :>
- Giới thiệu đôi chút về bạn, ngành học (hoặc kinh nghiệm làm việc tóm gọn) và mong muốn tương lai là được. Bạn không cần đưa cả CV hay bài luận vào đây. Nếu “đối phương” thấy phù hợp, họ sẽ hỏi thêm
- Nêu lý do bạn muốn nói chuyện với họ
- Mời họ gặp ăn trưa, cafe nếu có thể, hoặc gọi điện ngắn
Trò chuyện
Chúc mừng bạn đã được phản hồi! Tiếp theo, hãy “do the homework” và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện thật chu đáo nhé. Việc đảm bảo rằng bạn đã có một sự chuẩn bị nhất định và tôn trọng thời gian của đối phương sẽ để lại ấn tượng tốt. Một số gợi ý dành cho bạn:
- Hỏi về background của họ. Lưu ý rằng bạn nên tránh hỏi những điều đã có trên blog/ Linkedin mà hãy tập trung vào kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế nhé.
- Giới thiệu chi tiết hơn về bản thân bạn và vì sao bạn muốn trò chuyện với họ
- Hỏi về công việc hiện tại của họ và xin thông tin, lời khuyên hoặc một chút nhận định mà bạn đang cần
- Tránh những câu hỏi có/ không và câu hỏi biased như “Em thấy trường A/ công ty B không tốt ở điểm này, chị có thấy vậy không?”. Chỉ cần hỏi “Anh/ chị thích nhất và không thích nhất ở trường A/ công ty B/ công việc C điểm gì?” là được.
- Bạn có thể tham khảo các bộ câu hỏi Informational Interview nhé! Chúng mình sắp ra lò bộ tài liệu đó rồi
Bước 4: Cảm ơn và giữ liên lạc
Họ đã dành thời gian để giúp bạn rồi, vì vậy, hãy luôn thể hiện sự trân trọng và lan tỏa năng lượng tích cực. Để giữ liên lạc, thỉnh thoảng hãy gửi cho họ những bài báo hoặc thông tin thú vị mà họ có thể sẽ quan tâm và cập nhật tiến triển trong sự nghiệp mỗi 6 tháng/ 1 năm.
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể mua quà mỗi khi đi chương trình để tặng họ. Sau khi có thể tiếp cận họ và hỏi lời khuyên rồi, hãy nhớ rằng, đây là một mối quan hệ. Vì vậy, bước cuối cùng trong kỹ năng networking chính là quan tâm và duy trì!